Người phụ nữ họ Doãn ở thành phố Quảng An, Tứ Xuyên, Trung Quốc đệ đơn kiện lên tòa án, đòi vợ chồng con gái trả cho mình 192 nghìn nhân dân tệ (hơn 600 triệu đồng) tiền công trông nom cháu ngoại 5 năm qua.
Theo Jiupai News, bà Doãn chăm cháu từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2023. Con gái bà và con rể bà đều làm việc ở thành phố khác, không có thời gian chăm sóc con nên phó thác cho bà ngoại.
Mỗi tháng, cặp vợ chồng trẻ gửi cho mẹ khoản trợ cấp 1.000 tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) và phí chăm trẻ 2.000 tệ (khoảng 6,6 triệu đồng).
Tuy nhiên, sau 5 năm chăm cháu, bà Doãn thấy số tiền công đó chưa xứng đáng nên bà đã yêu cầu các con trả thêm cho mình 192 nghìn tệ.
Sau 5 năm chăm cháu, bà Doãn thấy số tiền công đó chưa xứng đáng nên bà đã yêu cầu các con trả thêm cho mình 192 nghìn tệ. Ảnh minh họa
Cô Hồ (con gái bà) cho rằng, mẹ mình đòi hỏi quá nhiều nên không cần bàn bạc với chồng mà hứa sẽ đưa cho bà 50 nghìn tệ (khoảng 165 triệu đồng). Hai người ký một hợp đồng về việc này.
Tuy nhiên, cô Hồ đã không giữ lời hứa dù mẹ đã nhắc trả tiền nhiều lần. Vì thế, bà Doãn đệ đơn kiện con gái và con rể.
Tòa án cho rằng bà Doãn không có nghĩa vụ pháp lý phải nuôi cháu trai và xứng đáng nhận khoản phí chăm sóc trẻ từ vợ chồng con gái; nhưng số tiền bà yêu cầu quá cao.
Tòa phán quyết rằng vợ chồng cô Hồ phải trả cho mẹ 82.500 nhân dân tệ (khoảng 270 triệu đồng).
Anh Chu - con rể bà Doãn nói rằng, sở dĩ mẹ vợ kiện đòi tiền công chăm sóc cháu là do anh đang có tranh chấp ly hôn với cô Hồ. "Người mà mẹ vợ tôi muốn kiện chính là tôi", anh Chu nói.
Chuyện kiện tụng của gia đình bà Doãn gây ra cuộc tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng ủng hộ việc bà mẹ này đòi tiền công từ các con: "Số tiền bà Doãn đòi hỏi là đúng"; "Bà ấy không có nghĩa vụ chăm cháu, cần được trả công xứng đáng"; "Nếu đúng như lời con rể nói thì bà ấy thật khôn ngoan, mục tiêu của bà là bảo vệ cho con gái mình"...
Chăm sóc cháu có phải trách nhiệm của ông bà?
Trong những thập kỷ qua, khái niệm "vai trò của ông bà" đã thay đổi đáng kể, mặc dù vẫn có những quan niệm sai lầm. Chẳng hạn như việc ông bà "phải có trách nhiệm" trong việc chăm sóc, dạy dỗ các cháu.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những bức ảnh và câu chuyện của một bà mẹ bỉm sữa gây xôn xao.
Theo đó, bà mẹ này cho biết mình sinh em bé chưa lâu nhưng phải đi làm sớm vì sợ mất việc. Bởi vậy, cô bàn bạc với chồng rằng nhờ mẹ chồng đã nghỉ hưu ở dưới quê lên trông cháu.
Thế nhưng đâu phải chỉ có mỗi việc trông cháu, hằng ngày mẹ chồng phải làm nhiều việc khác như giặt giũ quần áo, nấu cơm, thay bỉm, ru cháu ngủ, cho cháu ăn…
Chính vì sức khỏe yếu lại nhiều việc như thế nên mẹ chồng không thể nào làm được một cách gọn gàng những việc này.
Nhưng thương con thương cháu, bà vẫn ở lại làm mà không hề than vãn một câu nào cả.
Một hôm nọ, cô con dâu đi làm thì kiểm tra camera an ninh trong nhà. Cô thấy con của mình nằm trên giường, khóc và đưa tay muốn bà nội bế. Có vẻ bà nội không khỏe, chỉ lẩm bẩm được vài câu với cháu rồi xoay người quay lưng lại.
Nhìn thấy hành động của mẹ chồng, bà mẹ bỉm sữa đã không thể kìm lòng rồi tức giận kể với chồng: "Chẳng có bà nội nào như thế".
Bà nội nằm với cháu ở trên giường.
Câu chuyện đăng tải có đính kèm một số bức ảnh được cắt ra từ camera an ninh. Bà nội mệt mỏi nằm với cháu rồi quay lưng đi khi cháu đòi bế vì quá mệt. Ngay dưới phần bình luận, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Đa phần đều cho rằng cô con dâu thật sự không biết điều. Mẹ chồng mệt mỏi, không bế được cháu lên mà chỉ dỗ được cháu thì đầu tiên nên tự hỏi chuyện mẹ có mệt khi chăm sóc cháu không.
Bà đã tuổi cao sức yếu, một người trẻ khỏe chăm trẻ con còn không dễ dàng nữa là người đã có tuổi.
Câu chuyện này thật sự khiến người ta phải đặt câu hỏi, liệu việc chăm sóc cháu có phải là trách nhiệm của ông bà?
Từ trước đến nay, có khá nhiều câu chuyện như thế. Bố mẹ bận rộn, con cái phải nhờ ông bà trông giúp.
Tuy nhiên, có nhiều bậc làm bố làm mẹ đòi hỏi quá nhiều ở việc "trông giúp" này, coi như đó là một trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ mình đối với cháu.
Nếu ông bà không giúp thì mặt nặng mày nhẹ, ông bà giúp cũng ngồi tính toán suy xét và có những điểm chưa hề ưng ý nào để lên án, than vãn.
Trước khi tính đến điều đó, có lẽ những người bố người mẹ nên trả lời được câu hỏi rằng liệu ông bà có thật sự là những người phải chịu trách nhiệm với cháu, phải trông nom chăm sóc?
Vợ chồng sinh con ra, trách nhiệm đầu tiên với con là của họ. Tất cả mọi mặt của cuộc sống cho con, họ phải lo toan chu toàn. Kể cả việc ai chăm sóc con sau khi mẹ đi làm cũng nên được tính toán kỹ.
Bố mẹ đến tuổi già, đã tới lúc họ được nghỉ ngơi sau nhiều năm lo cho chính con cái họ. Đến khi có cháu, trách nhiệm với cháu đâu phải của ông bà.
Ông bà chăm sóc cháu đó là lựa chọn của họ. Đến tuổi của mình, họ hoàn toàn có quyền nghỉ ngơi, đi du lịch, tham gia các hội hè người cao tuổi. Ảnh minh họa
Nhiều năm trời họ tất bật với con của họ, đến tuổi già lại tất bật với con của con họ. Vậy thì đến lúc nào họ mới được nghỉ ngơi?
Nhất là khi có những người con hoàn toàn quy kết trách nhiệm chăm cháu cho ông bà, lợi dụng và đòi hỏi, có việc không ưng ý thì lên án, mặt nặng mày nhẹ.
Ông bà chăm sóc cháu đó là lựa chọn của họ. Đến tuổi của mình, họ hoàn toàn có quyền nghỉ ngơi, đi du lịch, tham gia các hội hè người cao tuổi.
Với cháu, họ có quyền lựa chọn có vì thương con mà chăm sóc hay không và đương nhiên đấy không phải nghĩa vụ bắt buộc.
Bách Hợp (t/h)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn