Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ nghĩ chúng quan trọng hay không sẽ có nhiều khả năng trải nghiệm hạnh phúc, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, năng lực bản thân và sự hài lòng trong cuộc sống. Cảm giác không quan trọng có liên quan đến tỷ lệ tự phê bình, lo lắng xã hội, cô đơn, căng thẳng trong học tập, trốn học, trầm cảm, hung hăng, khó điều chỉnh cảm xúc.
Ở một khía cạnh nào đó, vấn đề quan trọng như chiếc thùng lớn chứa đựng hầu hết mọi thứ mà chúng ta biết về cách nuôi dạy trẻ trở thành người trưởng thành có những đóng góp tích cực cho xã hội. Nền tảng của nó là đảm bảo sự gắn kết an toàn.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần hỗ trợ vừa phải cho con - đủ thử thách và sự độc lập, không nhiều đến mức con muốn bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao chúng ta được yêu cầu tập trung vào điểm mạnh của trẻ và đảm bảo rằng con trẻ biết mình có thể phát triển những điểm mạnh. Đây đều là những cách rèn luyện tính tự chủ, năng lực và sự gắn kết.
Những đứa trẻ cảm thấy mình quan trọng sẽ ít nghĩ rằng giá trị của mình là phụ thuộc; trẻ biết mình không cần phải hoàn hảo. Những điều đó đều nhằm mục đích khiến trẻ cảm thấy được coi trọng và gia tăng giá trị.
Ví dụ, khi trẻ được khen vì đã cất gọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng thì trẻ lại vui vẻ đề nghị được cùng bố mẹ nấu bữa tối. Chuyên gia tâm lý giải thích: Trẻ càng cảm thấy được trân trọng thì chúng càng cảm thấy mình có điều gì đó để đóng góp cho người khác.
Trẻ càng tìm cách gia tăng giá trị thì càng làm nhiều việc để được đánh giá cao và xây dựng các kỹ năng khiến con cảm thấy được trân trọng hơn và có nhiều khả năng gia tăng giá trị hơn. Đó là lý do khiến những đứa trẻ không cảm thấy mình quan trọng sẽ trở nên thất vọng, cô lập, thậm chí phá hoại.
Bố mẹ có thể nâng cao cảm giác quan trọng của trẻ bằng cách chú ý và thể hiện sự quan tâm đến niềm đam mê, sở thích và hoạt động của trẻ. Nhà tâm lý học Sheryl Ziegler, Giám đốc điều hành Trung tâm Trị liệu Gia đình & Trẻ em tại Lowry (Denver, Mỹ), nói: "Không có gì làm trái tim một đứa trẻ tan nát hơn việc chúng được mang đôi giày thể thao mới, chúng được cắt tóc mà không ai để ý".
Cha mẹ thường mắc sai lầm khi trẻ nêu ra một vấn đề có vẻ tầm thường đối với họ nên không để ý hoặc chỉ nói theo quan điểm của mình, khiến đứa trẻ cảm thấy ý kiến của trẻ bị bác bỏ. Chúng ta cũng có xu hướng cho rằng con mình sẽ ổn nếu chúng có bạn bè và tham gia các hoạt động.
Nhưng Ziegler cho biết: "Tôi nghĩ các bậc cha mẹ có thể sẽ ngạc nhiên khi biết nhiều trẻ cảm giác như vô hình trong một căn phòng đông người". Cảm giác vô hình hoặc bị phớt lờ còn tệ hơn đối với những người yếu thế.
Các bậc cha mẹ cần dạy con "Con rất quan trọng nhưng những người khác cũng quan trọng". Nhiều trẻ em hiện nay "sống trong một nền văn hóa chỉ quan tâm đến bản thân", chúng cần được khuyến khích để tập trung gia tăng giá trị.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hoạt động tình nguyện giúp tăng cường hạnh phúc vì nó "chuyển sự tập trung sang người khác, để thấy bản thân họ có khả năng đóng góp". Việc dọn đường sau cơn mưa hay nấu cơm phát cho bệnh nhân nghèo giúp mở rộng tầm nhìn của trẻ ra ngoài bản thân chúng.
Với những đứa trẻ, chỉ biết ơn thôi là chưa đủ. Việc con trẻ làm việc nhà không phải chỉ là biết chăm sóc bản thân, thực hiện nghĩa vụ của mình mà còn chia sẻ vất vả với cha mẹ, để cha mẹ được nghỉ ngơi. Vì vậy, những người chọn làm cha mẹ toàn thời gian vẫn nên làm các hoạt động xã hội khác ngoài vai trò ở nhà và làm cha mẹ.
Nguồn: Goodhousekeeping.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn