1. Mục tiêu điều trị hội chứng QT kéo dài
Hội chứng QT kéo dài (LQTS) là một hội chứng rối loạn nhịp tim phổ biến, có thể được chia thành bẩm sinh và mắc phải, đặc trưng bởi khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ, nhịp tim nhanh xoắn đỉnh, ngất, đột tử.
Mục tiêu điều trị hội chứng QT kéo dài là ngăn ngừa các cơn TdP (ngừng tim do xoắn đỉnh) cũng như ngăn ngừa và điều trị đột tử do tim. Các phương pháp điều trị tiêu chuẩn hiện nay là dùng thuốc chẹn beta, một số bệnh nhân có thể được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hoặc phẫu thuật.
Việc điều trị hội chứng QT kéo dài cần phải dựa trên chẩn đoán rõ ràng, bao gồm biểu hiện lâm sàng như điện tâm đồ, tiền sử lâm sàng, tiền sử gia đình, xét nghiệm di truyền để phân loại nguy cơ của bệnh nhân và điều trị thích hợp.
Hội chứng QT kéo dài là một hội chứng rối loạn nhịp tim phổ biến.
2. Các biện pháp điều trị hội chứng QT kéo dài
2.1 Cải thiện lối sống
Cải thiện lối sống là rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc hội chứng QT kéo dài. Điều quan trọng là tránh các yếu tố kích hoạt khác nhau. Khi được chẩn đoán lâm sàng, trước tiên bệnh nhân nên được khuyến nghị thay đổi lối sống, tránh tham gia các hoạt động thể thao cạnh tranh khác nhau, tránh dùng thuốc gây kéo dài khoảng QT bao gồm: Thuốc chống loạn nhịp, thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon, macrolid, thuốc chống nấm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng...
Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm và chất lỏng giàu chất điện giải như K, Mg... đồng thời tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm cạn kiệt các chất điện giải này.
2.2 Điều trị bằng thuốc hội chứng QT kéo dài
- Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta hiện là loại thuốc duy nhất có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả trong việc ngăn ngừa các cơn rối loạn nhịp thất, gây tử vong, đột tử do tim trong các cơn của hội chứng QT kéo dài.
Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta là làm giảm căng thẳng thần kinh giao cảm, điều chỉnh sự mất cân bằng thần kinh giao cảm, ngăn chặn sự kéo dài khoảng QT, do hưng phấn thần kinh giao cảm, đồng thời thúc đẩy khả năng thích ứng của khoảng QT, với những thay đổi về nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nam giới trưởng thành sử dụng thuốc chẹn beta có thể rút ngắn đáng kể khoảng QT, đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thuốc chẹn beta là nền tảng trong điều trị hội chứng QT kéo dài, nhưng có một số chống chỉ định bao gồm: Nhịp tim chậm, rối loạn chức năng nút xoang, hen suyễn.
Các thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: Propranolol, atenolol, metoprolol...
- Các thuốc khác
Thuốc chẹn kênh natri như mexiletine, flecainide và các thuốc khác cũng có thể rút ngắn khoảng QT. Việc sử dụng thuốc chặn kênh natri có thể trực tiếp điều chỉnh chức năng kênh natri bất thường, làm chậm quá trình bất hoạt của INa (dòng natri) và giảm dòng ion natri liên tục.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, bổ sung kali cũng là một khía cạnh quan trọng trong điều trị hội chứng QT kéo dài. Nồng độ kali huyết thanh thấp có thể dẫn đến hạ kali máu ngoại bào và thời gian tái cực kéo dài, có thể gây ra TdP ở bệnh nhân mắc hội chứng QT kéo dài.
Ngoài ra, việc bổ sung magiê cũng có ý nghĩa nhất định. Một số bệnh nhân mắc hội chứng QT kéo dài bị thiếu hụt ion magiê, nên việc bổ sung magiê có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ sung điều trị hội chứng QT kéo dài. Các hướng dẫn hiện tại khuyến cáo rằng, bệnh nhân mắc hội chứng QT kéo dài nên được điều trị thường xuyên bằng cách bổ sung kali và magiê ngay cả khi không có bằng chứng hạ kali máu.
Đối với những bệnh nhân mắc phải hội chứng QT kéo dài mắc phải, nếu loại bỏ các yếu tố khởi phát, như điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải, ngừng dùng thuốc kéo dài khoảng QT... và các triệu chứng không còn xảy ra thì không cần điều trị bằng thuốc chẹn beta.
Hội chứng QT kéo dài không được xác định và can thiệp sớm dẫn đến mắc các biến cố tim ác tính.
2.3 Điều trị cấy ghép máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim (ICD)
Cấy ICD hiện đã được đưa vào kế hoạch điều trị đầu tay cho bệnh nhân mắc hội chứng QT kéo dài. ICD có thể đảo ngược hiệu quả các rối loạn nhịp tim ác tính như TdP và rung thất, đồng thời ngăn ngừa đột tử do tim. Cần lưu ý rằng sau khi cấy ICD, liệu pháp chẹn beta vẫn cần được tuân thủ.
2.4 Phẫu thuật
Những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do hội chứng QT kéo dài có thể cần phẫu thuật để cắt các dây thần kinh thúc đẩy tim đập nhanh hơn khi phản ứng với căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc.
3. Những điều người bệnh cần lưu ý
Bệnh nhân mắc các loại hội chứng QT kéo dài cần đặc biệt chú ý:
- Tránh gắng sức quá mức và các hoạt động thể chất vất vả, đặc biệt, nên hạn chế bơi lội hoặc thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia.
- Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với môi trường ồn ào, đặc biệt là báo thức đột ngột, chuông điện thoại hoặc báo thức trong khi ngủ, đồng thời cũng nên cố gắng tránh ảnh hưởng của cảm xúc hưng phấn.
- Biến cố tim mạch ở bệnh nhân thường xảy ra khi ngủ vào ban đêm, nên cần hết sức chú ý đến sự đồng hành của các thành viên trong gia đình vào ban đêm.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Bảo vệ trái tim khỏe mạnh nhờ 8 loại thực phẩm giàu protein | SKĐS
DS. Nguyễn Quốc Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn