Xây dựng Trường Đại học Tây Nguyên trở thành Đại học vùng Tây Nguyên

Thứ hai - 11/11/2024 20:00
 

https://baomoi-tts-mcloud-bf-s1.bmcdn.me/APUyUaRQmhI/9a920d5ea5824adc1393/1a1f35b9983d77632e2c/64/e128d5a8ecb505eb5ca4.m4a?authen=exp=1731501743~acl=/APUyUaRQmhI/*~hmac=00a12647aa40090d6ea001aa8503caf0

Trường Đại học Tây Nguyên hiện có hơn 9.500 học sinh, sinh viên; đào tạo 5 ngành tiến sĩ, 12 ngành thạc sĩ và chuyên khoa cấp một, 37 ngành đại học. Cùng với đó, trường còn thực hiện công tác khám chữa bệnh và phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên. Trường đã có 16 chương trình đạt chất lượng kiểm định.

Trong Nghị quyết số 23 ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trường Đại học Tây Nguyên được xác định là 1 trong những đơn vị được ưu tiên phát triển.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên phát biểu

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực như: Nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất giống (cây trồng, vật nuôi) tại Trường Đại học Tây Nguyên và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để Trường Đại học Tây Nguyên trở thành trung tâm, động lực phát triển giáo dục đại học cho vùng.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên cho biết, trường tiếp tục tăng cường công tác quản trị đại học; kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả; hoàn thiện đề án sáp nhập trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk vào trường Đại học Tây Nguyên; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện làm tiền đề để thành lập đại học vùng trước năm 2030… Đặc biệt là quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Đà Lạt.

Ngành Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên đón nhận chứng nhận chương trình đào tạo chuẩn chất lượng AUN-QA

“Hai ngành công nghệ sinh học và nông nghiệp công nghệ cao được nhà trường xác định là hai ngành mũi nhọn, trọng tâm của trường. Vì hai ngành này trực tiếp gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là những lợi thế của Tây Nguyên trong phát triển nông nghiệp và các cây công nghiệp. Nhà trường sẽ tập trung nguồn lực để đảm bảo các điều kiện đào tạo cho hai ngành này trong thời gian đến theo hướng ứng dụng, nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển chung của vùng” - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc nói.

Dịp này, Trường Đại học Tây Nguyên đã đón nhận chứng nhận chương trình đào tạo chuẩn chất lượng AUN-QA đối với ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Kinh tế, công bố nhận diện thương hiệu Trường Đại học Tây Nguyên và ra mắt Ban liên lạc cựu sinh viên của trường.

Hương Lý/VOV-Tây Nguyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây