Có 1,6 tỷ đồng, cụ bà U70 giấu nhẹm với con: Nhờ 1 việc mà biết ai đáng tin để dựa dẫm lúc về già
- Chủ nhật - 12/01/2025 21:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi nghỉ hưu, bà Lưu muốn sống 1 cuộc đời đầy bình yên và êm ấm. Bà không chọn sống với con cái mà ở 1 mình trong ngôi nhà rộng rãi, không thiếu thứ gì.
Hồi còn trẻ, bà Lưu và chồng đều làm việc trong các đơn vị nhà nước, với mức lương ổn định. Năm nay bà Lưu đã 66 tuổi, nghỉ hưu 6 năm và có lương hưu 5.000 NDT/tháng (16 triệu đồng). Hàng tháng, cụ bà U70 chi tiêu khá tiết kiệm nên cũng không hết số tiền lương hưu.
Ban đầu, người phụ nữ này sống cùng chồng, thế nhưng chồng bà mất sớm nên bà đành tự chăm sóc bản thân. Hàng ngày, bà Lưu không chỉ dành thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe mà còn thường xuyên đi gặp gỡ bạn bè, họ hàng, tìm thú vui tuổi già.
Bà Lưu sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Các con của cụ bà này nay đã trưởng thành, có cuộc sống riêng. Cả 2 đều sống tại nhà riêng và cũng không gặp quá nhiều áp lực về tiền bạc.
Sau nhiều năm làm việc vất vả và hết mình, bà Lưu cũng tiết kiệm được 1 khoản không quá lớn nhưng cũng đủ để dưỡng già. Bà đã gửi tiết kiệm 500.000 NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng) nhưng không cho người con nào biết cả. Người phụ nữ này cũng dự định sẽ để lại cho con số tiền tiết kiệm mà cả đời bà dành dụm. Thế nhưng bà không biết các con có thực sự đáng tin cậy để bà trao toàn bộ số tiền này hay không.
Bà Lưu có cuộc sống êm ấm, không phải lo lắng về tiền bạc. Ảnh minh họa: Internet
Vì thế, bà nảy ra 1 ý định thử lòng các con trước khi quyết định để lại tiền cho họ. Một ngày nọ, bà Lưu gọi cả con gái và con rể đến, nói rằng bà có 200.000 NDT (khoảng 670 triệu đồng) nhưng không biết gửi tiết kiệm ra sao.
Bà già cả nên tin tưởng nhờ các con cầm giúp, mỗi người cầm 100.000 NDT (335 triệu đồng), phòng khi đau ốm có thể lấy lại được.
Bà nhắc nhở các con nếu có tiêu vào tiền này thì khi bà cần đến vẫn phải trả đủ. Nghe lời mẹ nhờ, cả 2 con đều vui vẻ đồng ý.
1 năm sau, bà Lưu lại liên lạc với các con, nói rằng muốn xin lại số tiền đã gửi năm ngoái. Bà bộc bạch rằng sức khỏe của mình đang yếu dần đi nên muốn giữ tiền để chủ động thăm khám, chữa bệnh.
Lúc này, người con gái bà là Tiểu Châu rất vui vẻ trả lại số tiền. Đây là số tiền mẹ dưỡng già, nếu có ốm đau sẽ sử dụng nên cô gái này có khó khăn đến mấy cũng không đụng vào.
Bà Lưu có người con gái tinh tế, hiếu thảo, luôn nghĩ cho mẹ. Ảnh minh họa: Internet
Ngược lại, con trai bà Lưu - Tiểu Long lại bối rối khi mẹ muốn lấy lại tiền. Người này thừa nhận rằng vợ mình chi tiêu hoang phí nên thu nhập còn không đủ để trang trải cuộc sống. Khi thiếu tiền, họ mượn tạm vào tiền mẹ gửi nhưng tới nay chưa bù lại được.
Nghe xong, bà Lưu bất ngờ với thói quen tiêu tiền vô độ của con trai và con dâu. Trước kia, bà cũng biết con dâu là người không giỏi tiết kiệm nhưng không nghĩ tình hình ngày càng tệ đi. Sau khi nghe lời con trai bộc bạch, bà chỉ khuyên các con nên khuyên bảo nhau, phải biết trân trọng đồng tiền và chi tiêu đúng mực. Nếu không, dù có bao nhiêu tiền trong tay các con cũng sẽ đánh mất hết.
Cụ bà U70 cũng quyết định sẽ không để lại tiền cho con trai. Bà tin rằng các con sẽ không biết trân trọng số tiền ấy và hình thành thói sống ỷ lại, dựa dẫm vào mẹ già. Sau đó 1 thời gian, bà quyết định tiết lộ với con gái rằng mình tiết kiệm được số tiền 500.000 NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng). Bà giao lại cho con gái toàn bộ số tiền này với toàn bộ sự tin tưởng. Bà cũng dặn dò con dùng số tiền ấy để lo toan nếu bà chẳng may đau ốm, thậm chí là qua đời.
Khi đã có tuổi, bố mẹ có thể dựa dẫm 1 chút vào các con nhưng cần dựa vào người đáng tin cậy. Để tuổi già không bếp bênh, khổ sở và không phát sinh mâu thuẫn với con cái, mỗi người cũng cần chủ động, rõ ràng về tiền bạc.