Tin Nhanh Việt Nam

https://baohomnay.com:443


Chồng mới cưới làm lương tháng 10 triệu nhưng nói dối 50 triệu, biết sự thật tôi chỉ muốn ly hôn

Làm mẹ đơn thân suốt 5 năm, cuối cùng tôi cũng bước vào một hành trình mới với hy vọng rằng bản thân sẽ thật sự hạnh phúc cho đến cuối đời. Nhưng vừa về sống với chồng mới cưới được nửa năm, tôi đã muốn ly hôn lần thứ hai.

Trước khi xác định về chung nhà, tôi và anh đã quen nhau gần 2 năm. Điểm tôi thích nhất ở anh là anh cực kỳ thích trẻ em, và anh đối xử với con trai của tôi không khác gì con ruột anh cả. Với một người mẹ đơn thân từng đổ vỡ hôn nhân, thì đây chính là một người đàn ông xứng đáng để tựa vào.

Ảnh minh họa

Nhưng tôi nào có ngờ, lúc quen nhau và khi cưới về, anh hoàn toàn là 2 con người khác nhau. Anh vẫn yêu thương tôi và con trai riêng của tôi, duy chỉ có một điều duy nhất khiến tôi cực kỳ ghét ở anh là lối sống phông bạt. Hóa ra bấy lâu nay, những thứ anh cố gắng thể hiện ra bên ngoài không phải là sự thật, trong khi rõ ràng anh làm lương chỉ có 10 triệu mỗi tháng nhưng lại nói dối là 50 triệu.

Tuy nhiên, đến bây giờ tôi mới biết là do khi quen anh, tôi không bao giờ đặt nặng vấn đề tiền bạc, cũng không điều tra đời tư anh ra sao, tôi chỉ để tâm mỗi cách anh đối xử với con trai mình. Chính vì lẽ đó, tôi đã mắc sai lầm. Có rất nhiều thứ anh “giả dối” đến mức tôi phải lên tiếng nhắc nhở, nhưng anh vẫn không nghe. Anh vẫn cứ thích lên mạng sống ảo, khoe cuộc sống xa hoa của mình với người này người kia.

Đến nỗi, nhiều người còn xuýt xoa khen tôi may mắn mới cưới được anh. Một lần, con trai đi học về hỏi mẹ một câu khiến tôi cứng người, “mẹ ơi, các bạn hôm nay cứ khen con là nhà giàu, có bố dượng làm giám đốc, có đúng như vậy thật không mẹ”. Cũng vì chuyện này mà tôi không thể chịu đựng được nữa, cuối cùng vợ chồng chả ai chịu nhường ai mà liên tục cãi nhau suốt một khoảng thời gian dài.

Ảnh minh họa

Thậm chí còn nhiều lần để con trai chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Dù thực sự anh đối xử với con trai tôi rất tốt, nhưng trong vai trò là một người bố, lối sống phông bạt của anh không thể nào làm gương được cho con. Tôi bất lực khi phải khuyên anh trong sự vô vọng, nếu anh không thay đổi thì ly hôn là chuyện sớm muộn. Còn hơn là bố mẹ cứ để con chứng kiến cảnh lời qua tiếng lại mỗi ngày.

Tâm sự từ độc giả linhchi…@gmail.com

Cảm nhận thật sự của bé khi thấy cha mẹ cãi nhau trước mặt mình sẽ như thế nào?

Trẻ khi còn nhỏ có thể không hiểu được nguyên nhân cha mẹ tranh cãi nhưng trẻ rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở cha mẹ cũng như bầu không khí giữa ba mẹ. Dù trẻ không thể hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ.

Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này.

Không dừng lại ở đó, có những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.

- Gia tăng xu hướng bạo lực

Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

- Rối loạn cảm xúc

Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .

- Gặp các vấn đề về sức khỏe

Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.

Dù biết ảnh hưởng nặng nề của việc cãi nhau trước mặt con là thế, cha mẹ ắt hẳn sẽ có những lần không thể kiềm chế cảm xúc mà lớn tiếng với nhau trước mặt con.

Những lúc như thế, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến con:

- Tuyệt đối không để con thành “bên thứ 3” trong cuộc cãi vã

Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.

- Nếu đã lỡ tranh luận trước mặt trẻ, hãy hòa giải trước mặt con

Nếu trẻ đã chứng kiến cuộc cãi vã, cha mẹ hãy cố gắng cho con thấy được khoảnh khắc cả hai hòa giải. Khi đó, con sẽ nhận thức được dù có bất đầu, mâu thuẫn thì mọi việc đều sẽ có hướng giải quyết của nó.

Nguồn tin: www.baomoi.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây