Tin Nhanh Việt Nam

https://baohomnay.com:443


Thu Quỳnh làm mẹ đơn thân lần 2, tự tay chuẩn bị mâm cúng Mụ cho con gái, nhìn kỹ có món chưa sao Việt nào làm

(Eva) - Mâm cúng tưởng đơn giản nhưng nhìn kỹ mới thấy tinh thế, Thu Quỳnh đúng chuẩn mẹ bỉm hiền đảm.

Tương tự như nhiều lễ cúng khác, cúng Mụ hay còn gọi là lễ đầy tháng cho con là một truyền thống lâu đời của người dân đất Việt. Trong ngày này, gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng các bà Mụ và Đức Ông với mong ước cho bé trai, bé gái nhà mình có được một cuộc đời hạnh phúc, bình an. Tuỳ theo phong tục địa phương và điều kiện gia đình mà mâm cỗ sẽ được chuẩn bị khác nhau.

Vừa công khai thừa nhận làm mẹ đơn thân lần thứ 2 với sự ra đời của cô con gái nhỏ, mới đây nữ diễn viên Vbiz Thu Quỳnh đã chia sẻ những hình ảnh về buổi lễ cúng Mụ cho ái nữ tại nhà. Nhìn vào mâm cúng đầy tháng Thu Quỳnh sửa soạn cho con sơ sinh, ai cũng xuýt xoa khen mẹ bỉm khéo tay và đảm đang quá.

Thu Quỳnh làm mẹ đơn thân lần 2, tự tay chuẩn bị mâm cúng Mụ cho con gái, nhìn kỹ có món chưa sao Việt nào làm - 1

Mâm cúng Mụ độc đáo diễn viên Thu Quỳnh chuẩn bị cho ái nữ của mình.

Mâm cúng Mụ độc đáo diễn viên Thu Quỳnh chuẩn bị cho ái nữ của mình.

Theo như nữ diễn viên chia sẻ, mọi thứ trong tiệc đầy tháng của con đều do cô một tay trang hoàng và chuẩn bị. Mâm cúng tưởng đơn giản nhưng nhìn kỹ mới thấy Thu Quỳnh cực kỳ tinh tế, chỉn chu cho nghi thức này của con gái. Các lễ vật cúng bao gồm gà luộc, xôi, chè, trái cây, trầu cau, bánh ngọt, hương đèn và thu hút nhất là có cả tôm và ốc. So với các gia đình nhà sao Việt thì mâm cúng này có phần độc đáo và lạ mắt hơn, có thể nói trước đây chưa từng có sao Việt nào làm.

Thế nhưng, mâm cúng đặc biệt kia vẫn chẳng thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng bằng diện mạo xinh xắn, đáng yêu của ái nữ nhà Thu Quỳnh. Cô nhóc được mẹ diện cho một bộ đầm công chúa màu hồng, cài nơ trên đầu rồi đặt nằm cạnh mâm cúng. Mọi người đều không ngớt lời khen và gửi những câu chúc tốt đẹp mừng đầy tháng con gái Thu Quỳnh.

Thu Quỳnh làm mẹ đơn thân lần 2, tự tay chuẩn bị mâm cúng Mụ cho con gái, nhìn kỹ có món chưa sao Việt nào làm - 3

Thu Quỳnh hiện tại đã là mẹ bỉm 2 con, đủ nếp, đủ tẻ.

Thu Quỳnh hiện tại đã là mẹ bỉm 2 con, "đủ nếp, đủ tẻ".

Cúng Mụ (hay còn gọi là đầy tháng) là gì?

Được biết, cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra đứa trẻ.

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á, trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm: khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Lễ vật cúng

Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn

Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm:

- Đồ vàng mã

- Trầu cau

- Đồ chơi trẻ em 

- Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.

- Bánh kẹo: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

- Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng

- Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).

- Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Cách sắp đặt mâm cúng

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng.

Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật.

Bài cúng 

Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh.

Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

Nghi thức thắp hương và khấn

Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Nguồn tin: www.eva.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây