Theo đề xuất này, vị trí các trạm dừng tại An Giang đặt tại Km 22 thuộc xã Bình Phú, huyện Châu Phú; trạm Cần Thơ tại Km 77 thuộc xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ còn tại Sóc Trăng tại Km 135 trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú. Các trạm này cách nhau khoảng 50-60 km.
Dự án cao Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có điểm đầu kết nối với quốc lộ 91 (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) và điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN
Việc đặt trạm dựng trên các tuyến đường cao tốc cần được sự thống nhất ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải về vị trí, quy mô các trạm dừng nghỉ.
Để đáp ứng tiến độ triển khai công việc tiếp theo, các địa phương của dự án thành phần cần có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải xem xét, có ý kiến chấp thuận quy mô, vị trí các trạm dừng nghỉ trên toàn tuyến.
TTXVN dẫn quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 “Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế” thì cứ khoảng từ 50km đến 60km nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn).
Hồi tháng 10, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn rà soát các nội dung liên quan đến quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên cao tốc, hình thức, quy mô đầu tư, khoảng cách giữa các trạm… Từ đó, thống nhất trên toàn tuyến để hoạch định vị trí làm cơ sở thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho phù hợp.
Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17 m. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỉ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.
Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25 m.
N.Tân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn