Ảnh minh họa
Trong vài năm gần đây, tỷ lệ ly hôn toàn cầu đã tăng 251,8% . Các số liệu thống kê thật đau lòng và nguyên nhân chính đã được một nghiên cứu của Harvard chứng minh.
Sức mạnh và độ bền của một cuộc hôn nhân phụ thuộc vào tình trạng công việc của người chồng
Để tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu do một giáo sư Harvard thực hiện đã lấy dữ liệu từ hơn 6.300 cặp vợ chồng, kể từ những năm 1970. Sau khi quan sát dữ liệu, người ta thấy rằng mặc dù các cặp vợ chồng tranh cãi và ly hôn vì nhiều lý do nhưng tỷ lệ ly hôn của họ tăng 30% khi người đàn ông thất nghiệp.
Và nó không chỉ có vậy. Những hộ gia đình có đàn ông làm công việc bán thời gian cũng có nguy cơ ly hôn cao hơn. Giải thích kỹ về trường hợp này, nghiên cứu cho biết thêm rằng ngay cả khi đàn ông làm những công việc nhỏ hoặc thất nghiệp trái với ý muốn của họ, điều này vẫn dẫn đến cãi vã căng thẳng trong hôn nhân của họ.
Ngược lại, việc phụ nữ không có việc làm không phải là nguyên nhân lớn dẫn đến ly hôn.
Ảnh minh họa
Hầu hết phụ nữ ngày nay đều bận rộn để cân bằng giữa công việc và gia đình, nhưng theo nghiên cứu, tình trạng công việc của phụ nữ không ảnh hưởng đến xác suất ly hôn. Dữ liệu được thu thập từ các cặp vợ chồng không cho thấy ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của tình trạng tài chính người phụ nữ đối với việc ly hôn.
Không thể phủ nhận rằng mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau và những phát hiện của nghiên cứu có thể không áp dụng cho tất cả mọi người. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nghiên cứu không xem xét các cặp đồng giới hoặc những người đàn ông sẵn sàng chọn chăm sóc gia đình trong khi vợ họ đi làm. Nó đề cập đến việc phụ nữ ngày càng độc lập về kinh tế cũng có thể là một lý do dẫn đến ly hôn nhưng vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh cho tuyên bố đó.
Có một công việc cũng quan trọng không kém đối với những người độc thân đang cố gắng hẹn hò. Theo một cuộc khảo sát, độc lập về tài chính được coi là điều kiện hấp dẫn, trong khi những cá nhân mắc nợ nhiều sẽ khó để tìm một mối quan hệ lâu dài. Có một cuộc khảo sát khi phụ nữ và đàn ông xem ảnh bạn khác giới và được yêu cầu đánh giá họ. Sau đó, tình trạng nợ nần được tiết lộ và người ta quan sát thấy rằng xếp hạng giảm xuống đối với cả hai giới không ổn định về tài chính. Tuy nhiên, sự thay đổi quyết định khá nhỏ đối với phụ nữ. Mặt khác, đối với nam giới, xếp hạng giảm mạnh. 75% phụ nữ tiết lộ rằng họ sẽ không hẹn hò với một người đàn ông đang chìm trong nợ nần.
Cách vượt qua khủng hoảng tài chính trong hôn nhân
Khám phá thêm những khía cạnh thú vị khác trong hôn nhân
Ngoài việc tìm cách cải thiện vấn đề tài chính, các cặp vợ chồng không nên chỉ tập trung vào sự khó khăn để cả hai đều thêm mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Hiện nay có nghiên cứu về cái gọi là góc nhìn tường thuật, trường phái này cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý học và tư vấn hôn nhân. Họ cho rằng hiện thực mà mỗi người nhận thức và xây dựng là do chính họ tạo ra, không có cái gọi là hiện thực chân chính.
Đây là lý do tại sao khi những người khác nhau nói về cùng một vấn đề nhưng sẽ có rất nhiều quan điểm khác biệt.
Loại tình huống này có thể xảy ra thường xuyên giữa vợ và chồng. Các cặp đôi rõ ràng là cùng chung một nhà, ngủ chung giường, trải qua cùng một chuyện nhưng lại có tính toán và lối suy nghĩ khác nhau.
Ví dụ, người vợ càu nhàu vì chồng cứ ở nhà mãi không chịu đi làm. Song người chồng lại nói bản thân đang trau dồi kiến thức, nghiên cứu chuyên môn để chuẩn bị sẵn sàng khởi nghiệp. Hai người 2 tư duy, quan điểm sẽ khó để thông cảm cho nhau.
Hãy khuyến khích nhau khám phá thêm những phiên bản thú vị hơn trong hôn nhân thay vì chỉ tập trung vào tiền bạc.
Có thể sau khi nói chuyện, bạn sẽ thấy rằng chồng bạn cũng muốn kiếm nhiều tiền giống như bạn, nhưng chỉ là anh ấy chưa biết cách diễn đạt hoặc bạn chưa đủ kiên nhẫn để hiểu dự định, kế hoạch của anh ấy.
Lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của nhau nhiều hơn, các cặp vợ chồng sẽ có nhiều chiến lược lựa chọn và đối mặt với khó khăn hơn.
Hãy tìm hiểu thêm về triết lý sống và kỳ vọng của nhau. Như mục tiêu của một số người là mua nhà, mua xe nhưng số khác lại muốn đầu tư một cái gì đó để sinh lời.
Hôn nhân là chuyện của hai người, không nhất thiết phải theo ý muốn của ai, có thông cảm cho nhau và đáp ứng được yêu cầu của nhau hay không có lẽ mới là điều quan trọng hơn cả.
Phá vỡ sự phụ thuộc
Hãy trao lại trách nhiệm cho chồng và để anh ấy tự chịu trách nhiệm. Có một lý thuyết trong tâm lý học gọi là đồng phụ thuộc (Co-Dependency) giải thích các mối quan hệ mất cân bằng trong đó một người cho phép hành vi tự hủy hoại bản thân của người khác chẳng hạn như nghiện ngập, sức khỏe tâm thần kém, vô trách nhiệm…
Bạn đã giải quyết những khoản nợ khó đòi trong công việc cho chồng, chăm sóc gia đình khi anh ấy thất nghiệp, giúp đỡ anh ấy mọi lúc, cuối cùng bạn không thể dừng lại và bạn khiến anh ấy không thể tự mình giải quyết vấn đề. Chồng bạn nghiện dựa dẫm vào bạn nhưng vẫn có thể phàn nàn: "Vợ tôi kiểm soát quá nhiều, cô ấy mạnh mẽ quá".
Thực ra, cả hai bạn đều dựa dẫm vào mối quan hệ phụ thuộc như vậy và không có cách nào thoát khỏi nó. Học cách tách biệt nhau để đối phương tự chịu trách nhiệm là cách tốt nhất thoát ra khỏi mối quan hệ đồng phụ thuộc như vậy.
Giá trị của phụ nữ nằm ở đâu? Có phải dựa trên việc gánh vác cả gia đình và thay đổi chồng mình? Bạn vẫn có thể làm tròn trọng trách và sống cho chính mình nếu bạn biết cân bằng mọi thứ. Hoặc buông bỏ một số kỳ vọng không khả thi, chẳng hạn như việc bạn không thể thay đổi được chồng mình. Bạn thực sự không cần phải gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình. Ví dụ như hãy tính thu chi trong gia đình và cho chồng xem, một tháng bạn cần bao nhiêu tiền, mức lương tương ứng của bạn là bao nhiêu. Hãy đặt trách nhiệm rõ ràng cho anh ấy, trao đổi, chia sẻ chính là chìa khóa thành công trong mọi mối quan hệ.
Nguồn: Brightside
Ngọc Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn