Thách cưới chưa bao giờ là chủ đề ngừng “hot” ở Trung Quốc, đặc biệt trong những năm gần đây. Khi tỷ lệ nam nữ ngày càng có sự chênh lệch, nhiều nam giới ở Trung Quốc không thể lấy vợ, vì không thể thanh toán những chi phí, và quà cưới.
Chú rể tên Tiểu Trần, 29 tuổi, quê ở thôn Hà Nam, Trung Quốc, là con út trong gia đình đông con, ở vùng nông thôn. Vì điều kiện không cho phép nên các anh chị em đều nghỉ học và đi làm ăn xa, chỉ có Tiểu Trần học hành chăm chỉ rồi vào đại học. Anh theo học ngành tin học và tìm được việc lập trình sau khi tốt nghiệp.
Sau khoảng thời gian đi làm trên thành phố, với mức thu nhập cao, đãi ngộ tốt cùng với lối sống tiết kiệm, nên Tiểu Trần nhanh chóng trả hết các khoản nợ vay thời đi học. Anh còn mua được một căn nhà ở thành phố, trang Sohu đăng tải.
Cô dâu tên Tiểu Phương, là đồng nghiệp của anh. Cô có vẻ bề ngoài xinh đẹp, có gu ăn mặc thời trang. Mặc dù, điều kiện gia đình không giàu có nhưng bố mẹ cô sẵn sàng bỏ tiền đầu tư cho con gái với hy vọng cô có thể tìm được người chồng giàu có. Vì thế, khi biết tin con gái yêu một chàng trai ở quê, không tiền, không địa vị, bố mẹ cô kiên quyết phản đối.
Một số sính lễ khác ngoài tiền. Ảnh minh họa
Với sự nỗ lực của anh, nhà Tiểu Phương cũng chịu gả con gái cho. Sự đồng thuận từ nhà gái, đi liền với những yêu cầu sau phải có nhà, có xe, phải lo đủ tiền sính lễ 200.000 tệ (khoảng 670 triệu đồng).
Để có thể cưới được người mình yêu, Tiểu Trần đã đi vay tiền bạn bè, người thân, thu thập mọi khoản có được để lên kế hoạch cho đám cưới. Tuy nhiên đến sát giờ cưới mẹ cô dâu đưa ra quyết định mới khiến nhà trai "sôi máu" đặc biệt là chú rể.
Vào ngày cưới, họ nhà trai chuẩn bị rất nhiều phong bao lì xì màu đỏ, và đi rước dâu từ rất sớm. Chỉ khi chuẩn bị đủ, chú rể mới có thể vượt qua ải mẹ vợ, bước vào phòng cô dâu. Đó là phong tục cưới của địa phương.
Đi đến trước cửa phòng cô dâu, chú rể cứ ngỡ sắp cưới được vợ nhưng không ngờ mẹ vợ lại yêu cầu cậu đưa thêm 300.000 tệ (gần 1 tỷ đồng) mới được bước vào, trước đó anh đã đưa cho mẹ vợ chiếc phong bao lì xì màu đỏ.
Tục đón dâu của người Trung Hoa. Ảnh minh họa
Họ hàng nhà trai không hiểu chuyện gì đang xảy ra, vì trước đó hai bên đã thỏa thuận số tiền để được rước dâu là 200.000 tệ. Ngay lập tức nhà gái giải thích rằng, số tiền 300.000 tệ là để dành cho con gái bà. Đây như là khoản tiền đặt cọc, còn nếu lúc nào con gái cần, bà sẽ đưa.
Tiểu Trần đã rất khổ sở khi phải đi vay mượn tiền sính lễ, để tổ chức được đám cưới. Vậy mà bây giờ mẹ vợ lại đòi thêm nhiều tiền như vậy khiến anh không cam tâm. Mặc cho những lời hứa, anh sẽ đối xử tốt với Tiểu Phương, không bao giờ để cô ấy phải chịu oan ức, nhưng mẹ vợ vẫn không chấp nhận. Bà nhất quyết đòi đủ số tiền 300.000 tệ.
Hết cách, anh đành quay vào ra hiệu xin vợ tương lai cầu cứu. Nhưng bất ngờ với phản ứng của cô dâu, khi cô cũng ủng hộ cách làm của mẹ. Cô còn cho rằng, Tiểu Trần không đưa tiền chứng tỏ anh yêu cô chưa đủ lớn. Thay vào đó, cô dâu còn mạnh miệng tuyên bố, nếu anh không đưa đủ số tiền, cô sẽ không đi cùng anh.
Tiểu Trần thực sự tức giận, khi mọi việc lại diễn ra ngoài sức tưởng tượng của anh. Anh chỉ biết cúi gập đầu trước mẹ vợ, bình tĩnh nói: "Hủy hôn thôi ạ! Tôi không thể lấy người vợ như thế này được. Tôi không đủ khả năng cưới con gái của bác. Xin lỗi đã làm phiền gia đình bác".
Chú rể lẳng lặng xoay người bước ra về. Ngày vui bỗng phút chốc trở thành bi kịch khiến ai cũng bất ngờ.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội nhận về rất nhiều bình luận. Cư dân mạng đa số cho rằng Tiểu Trần không sai, cái sai là ở Tiểu Phương và bố mẹ cô. Có người còn thể hiện quan điểm như sau: "Gia đình không giàu có, mơ ước con lấy chồng giàu nên lúc nào họ cũng chỉ nghĩ đến tiền. Đây không phải tình yêu mà là một cuộc trao đổi mua bán thì đúng hơn".
Những câu chuyện thách cưới ở các vùng nông thôn, nơi phong tục này có xu hướng phổ biến hơn, việc đòi sính lễ cao cũng dần bị phản đối do nó trở thành gánh nặng với những nông dân nghèo, nhiều người phải tiết kiệm vài năm hoặc phải vay nợ để con trai có thể cưới được vợ.
Trung Quốc những năm gần đây - trung bình tới 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến việc kết hôn ngày càng trở thành gánh nặng. Các khoản thanh toán thường do bố mẹ chú rể chi trả.
Quỳnh Trang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn