Thụy Sĩ bình luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Nga và Ukraine

Thứ năm - 24/11/2022 21:20
 

Ảnh: Getty Images

Theo đài RT (Nga), trong tuyên bố hôm 24/11, SECO cho biết Thụy Sĩ đã tham gia gói trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga. Gói trừng phạt này đã được EU thông qua hồi đầu tháng 10.

Ngoài những hạn chế đó, Thụy Sĩ cũng đã áp lệnh cấm vận vũ khí với Nga, lệnh cấm này “được mở rộng một phần sang Ukraine vì lý do Thụy Sĩ là quốc gia trung lập”. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ những hạn chế nào sẽ được áp dụng đối với Kiev.

Các lệnh cấm vận vũ khí trên do Thụy Sĩ áp đặt dựa theo luật kiểm soát hàng hóa và vật liệu chiến tranh. Tuy nhiên, giờ đây các biện pháp này đã “được đưa vào quy định một cách rõ ràng liên quan đến tình hình xung đột Ukraine”, tuyên bố của SECO cho biết.

Gói trừng phạt thứ 8 của EU bao gồm cơ sở pháp lý để áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, cũng như hạn chế đối với các sản phẩm thép, hàng không vũ trụ và các mặt hàng khác có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với Moskva.

Nguyên tắc trung lập là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Theo nguyên tắc này, Bern sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột và không hỗ trợ bất kỳ bên nào về mặt quân sự. Tuần trước, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã phát tín hiệu rằng quốc gia này sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang bất chấp sức ép từ bên ngoài.

Hồi tháng 6, Thụy Sĩ cũng đã từ chối cho phép bên thứ 3 vận chuyển phương tiện quân sự có nguồn gốc từ quốc gia Bắc Âu này tới Kiev. Tuy nhiên, giới chức lưu ý các lô thiết bị quân sự chứa các bộ phận do Thụy Sĩ sản xuất vẫn có thể được cung cấp cho các công ty vũ khí châu Âu, ngay cả khi cuối cùng chúng có thể đến Ukraine.

Vào tháng 8, sau khi Thụy Sĩ tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, Điện Kremlin tuyên bố nước này “đã mất đi tính trung lập”. Theo Moskva, điều này khiến quốc gia vùng Alpine không còn phù hợp để đóng vai trò trung gian hòa giải, đại diện cho các lợi ích ngoại giao của Ukraine ở Nga.

Phản ứng trước động thái trên, vào tháng 10, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ khẳng định Bern không phá vỡ truyền thống trung lập của quốc gia bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Giới chức cho rằng các hạn chế này phù hợp với chính sách lâu dài của quốc gia.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây