Theo đó, những người dùng tại 2 nước này có thể tham gia vào danh sách chờ được truy cập vào Bard. Trước đây, chỉ những người dùng thử được cấp phép mới được truy cập vào chương trình.
Trên trang bard.google.com, Giám đốc phát triển sản phẩm, ông Jack Krawczyk cho biết chương trình có thể tạo ra các đoạn văn bản ngay lập tức, khác với cách ChatGPT gõ câu trả lời từng từ một. Bard cũng bao gồm tính năng hiển thị 3 phiên bản hay “dự thảo” khác nhau của bất kỳ câu trả lời cụ thể nào mà người dùng có thể điều chỉnh, và có nút tìm kiếm bằng Google nếu người dùng muốn tìm kiếm câu trả lời trên các trang web. Tuy nhiên, phiên bản thử nghiệm cũng cảnh báo Bard không phải lúc nào cũng có câu trả lời chính xác.
Ngay sau khi OpenAI, một công ty khởi nghiệp tạo nên cơn sốt toàn cầu với chatbot ChatGPT (được Microsoft hỗ trợ khoảng 10 tỷ USD), Google lập tức có hành động thể hiện không tụt hậu khi giới thiệu Bard với những tính năng tương tự vào ngày 7/2 vừa qua.
Trong một video quảng cáo do Google đăng trên Twitter một ngày sau đó, Bard được hỏi nên nói thế nào với một đứa trẻ 9 tuổi về những khám phá của kính viễn vọng không gian James Webb. Bard trả lời nên mô tả rằng: "Đây là kính viễn vọng đầu tiên ghi lại hình ảnh một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời của Trái Đất". Tuy nhiên, nhiều người theo dõi đoạn quảng cáo này đã ngay lập tức phản hồi rằng đây là một câu trả lời sai, do Kính viễn vọng cực lớn của châu Âu mới là công cụ làm được điều này đầu tiên. "Lỗ hổng kiến thức" của Bard đã khiến công ty mẹ của Google mất 100 tỷ USD giá trị thị trường.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn