Local brand Việt phải làm gì để "hồi sức" sau liên hoàn đóng cửa vào cuối 2024?

Thứ bảy - 23/11/2024 18:00
 

Nếu không tìm ra giải pháp, rất có thể sẽ có thêm nhiều local brand Việt phải nói lời chia tay.

Local brand liên tục kiệt sức

Có thể nói, 2024 là một năm đầy biến động đối với các local brand Việt. Bên cạnh một số thương hiệu “ăn nên làm ra”, tăng độ phủ sóng trên mọi nền tảng thì vẫn còn rất nhiều cái tên gặp phải tình trạng khó khăn, lao đao suốt cả năm nay. Các thương hiệu nội địa liên tục phải đối mặt với những áp lực từ nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan liên quan đến thị trường hàng hoá trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, sự chuyển mình mạnh mẽ của vô số sàn thương mại điện tử cũng như các phiên mega live bạc tỷ càng mở ra cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất hơn. Đến cuối năm 2024, nhiều local brand lớn nhỏ cảm thấy kiệt sức và đồng loạt ngậm ngùi nói lời tạm biệt dù đã trụ vững trên dưới chục năm. Thực trạng này cũng khiến cộng đồng mạng đặt ra những lo ngại liệu thương hiệu Việt có thể vượt qua được những khó khăn và tìm ra giải pháp trong thời gian tới?

Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để

Hàng loạt local brand đình đám chính thức nói lời từ biệt khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong đó, Lep' có lẽ là cái tên gây tiếc nuối nhất vì các sản phẩm của brand hợp gu khá nhiều chị em theo đuổi phong cách nữ tính.

Phải làm gì để tiếp tục tồn tại?

Mới đây, một tài khoản trên Threads có tên lyly_truong318 (Phương Nam) đã thu hút sự chú ý khi chia sẻ về chặng đường 12 năm khởi nghiệp, tạo dựng 1 local brand cho riêng mình với đầy khó khăn, thử thách. Với kinh nghiệm dày dặn vốn có ở cả mảng retail (bán lẻ) và wholesale (bán sỉ), Phương Nam đã bày tỏ quan điểm và đưa ra nhiều bí quyết “sinh tồn”, duy trì doanh nghiệp sau mọi sóng gió vừa qua.

Phương Nam (32 tuổi) là Co-Founder của local brand Lana Official (chuyên về phong cách casual, thanh lịch và thoải mái) với gần 250K người theo dõi và xưởng may áo thun Say Happy. Từ lúc mới học đại học, cô đã nuôi mộng khởi nghiệp dù phải bắt đầu với 2 bàn tay trắng vào năm 2012. Tới thời điểm hiện tại, Phương Nam đã trải qua 3 năm khởi nghiệp, 4 năm loay hoay tìm định hướng phát triển, 2 năm loay hoay trong "bão táp" đại dịch và 3 năm ổn định.

Tính cả thị trường Việt Nam và Quốc Tế, Phương Nam đã bán được hơn 1 triệu chiếc áo thun mỗi năm. Cô cũng từng hợp tác với hơn 1000 chủ cửa hàng, 200 local brands và 5 thương hiệu quốc tế.

Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để

Dù còn khá trẻ nhưng Phương Nam đã có 12 năm kinh nghiệm trong ngành thời trang.

1. Cắt giảm chi phí không cần thiết

Để thích nghi với đại dịch Covid-19 cũng như cải thiện thương hiệu hậu đại dịch thì việc ngồi lại để cân đối, cắt giảm các chi phí không mang lại giá trị thiết thực là yếu tố cần thiết nhất cho thương hiệu nào đang gặp vấn đề về doanh thu. Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa và tập trung nguồn tiền để đầu tư cũng giúp thắt chặt việc vốn bị rò rỉ và duy trì dòng tiền hiệu quả hơn. Theo Phương Nam, việc tập trung chuyển đổi mô hình kinh doanh sang online là 1 trong những giải pháp hiệu quả giúp các thương hiệu bắt kịp xu thế thời đại, tối ưu hóa nguồn tiền cho các khoản chi như: tiền mặt bằng, nhân sự, booking KOL, model....

2. Đóng cửa các chi nhánh không hiệu quả, cân nhắc chuyển sang mô hình kinh doanh online

Trước dịch, Phương Nam có 3 cửa hàng bán lẻ và 1 văn phòng kho trung tâm, nhưng khi dịch bùng phát, cô quyết định đóng toàn bộ chi nhánh hoạt động không hiệu quả để tiết kiệm chi phí. Việc này cho phép cô tái phân bổ nguồn lực và tập trung vào các mảng tiềm năng hơn. Mặc dù đóng các cửa hàng trước hạn hợp đồng sẽ bị mất cọc những sau khi tính toán dòng tiền tài chính thì Phương Nam chấp nhận để đi theo định hướng phát triển online.

Tiếp đó, Phương Nam chủ động “tất tay” cho các khoản quay, chụp sản phẩm thật chỉn chu nhằm quảng bá, tiếp cận đến các đối tượng tiềm năng thông qua hình thức trực tuyến.

Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để

Hành trình 12 năm đầy vất vả nhưng gặt hái nhiều thành công của nữ doanh nghiệp trẻ.

Dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của khách hàng. Thay vì hoang mang, mình nhanh chóng chuyển toàn bộ mô hình sang online. Từ quay video, chụp hình sản phẩm thật chỉn chu, đến đầu tư vào chính sách hậu mã, phát triển website . Tất cả giúp mình giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới .” - Phương Nam chia sẻ.

3. Lên chiến lược giá cả cạnh tranh & tập trung vào chất lượng sản phẩm

Phương Nam cho biết thương hiệu của cô cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giá cả trên bất kỳ nền tảng nào. Yếu tố này khiến cô phải tạo ra sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, giữ được form dáng, vừa có giá thành phù hợp với thị hiếu số đông. " Mình luôn tin rằng sản phẩm là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của thương hiệu. " - Phương Nam nhấn mạnh.

Để tối ưu chi phí, đặc biệt là giảm thiểu chi phí marketing, cô sẽ tập trung duy trì sản xuất 1 sản phẩm với số lượng lớn, bán lâu dài thay vì nhiều mẫu mã số lượng ít. Chính sách giá này không chỉ giúp Phương Nam bán được nhiều hàng hơn mà còn xây dựng được lòng tin nơi khách hàng.

Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để
Local brand Việt phải làm gì để

Nhìn lại hành trình 12 năm qua, Phương Nam nhận ra rằng sự học hỏi, linh hoạt và luôn tìm tòi những hướng đi mới chính là cách duy nhất để tồn tại và phát triển trong ngành thời trang đầy cạnh tranh này. Không chỉ vậy, cô cũng tâm đắc về công thức "5 đủ" và mong chúng sẽ phần nào truyền cảm hứng cho những ai đang tạo dựng thương hiệu thời trang:

- Đủ NĂNG LỰC để TẠO GIÁ TRỊ

- Đủ TỬ TẾ để CÓ VỐN XÃ HỘI

- Đủ CỞI MỞ để HỢP TÁC

- Đủ THAM VỌNG để ĐỘT PHÁ

- Đủ KIÊN NHẪN để ĐẠT ĐƯỢC


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây