Có rất nhiều quan niệm nuôi dạy con cái đã ăn sâu vào trong lòng người dân và trở thành tiêu chuẩn để họ dạy con. Đặc biệt là quan niệm "lấy giàu nghèo nuôi con trai, lấy giàu nuôi con gái". Ngày nay, đời sống vật chất của người dân được cải thiện rất nhiều, con cái không phải chịu cảnh lớn lên trong nghèo khó, trẻ thực sự sống trong một môi trường quá thừa mứa về vật chất.
Để tránh việc con cái thua kém bạn bè, nhiều gia đình bắt đầu nuôi dạy con theo kiểu con nhà giàu, mặc dù điều kiện của mình không phải quá dư dả. Nếu những gia đình không giàu có mà thực sự nuôi dạy con cái theo cách này, thực chất họ đang đẩy con cái vào ngõ cụt.
Có một cặp vợ chồng mở một quầy hàng buôn bán nhỏ trong chợ. Vì sợ con trai bị các bạn cùng lớp coi thường về nghề nghiệp của mình, họ luôn mua cho con những thứ tốt nhất.
Con trai họ luôn mang những đôi giày hợp mốt giá tiền triệu, thường xuyên được cha mẹ cho tiền tiêu vặt để đãi các bạn trong lớp, rất tốn kém. 2 vợ chồng còn chắt chiu dành dụm để đưa con đi du lịch hè, cho con có thứ để khoe với các bạn khi tựu trường.
Về phần 2 vợ chồng, họ luôn mặc những bộ đồ rẻ tiền nhất, ăn uống đạm bạc, tự nấu ăn mang đi làm. Số tiền họ kiếm được hầu hết đều dành cho con trai mình. Quan niệm của họ là tiền bạc cha mẹ làm ra cũng chỉ để lo cho con có cuộc sống đầy đủ, không thua thiệt.
Cậu bé thấy cha mẹ hào phóng cho tiền mình khiến cậu ảo tưởng mức sống của gia đình mình cao, hoàn cảnh tốt, chưa từng một lần cảm thấy mặc cảm. Từ cấp 1 cho tới đại học, cậu chưa bao giờ phải bận tâm lo lắng về mọi thứ, tất cả đã có cha mẹ lo.
Tuy nhiên, sau khi đậu đại học rồi tốt nghiệp ra trường, cậu nhận ra cha mẹ mình không còn đủ sức để cung cấp mọi thứ nữa. Lúc này, vì đã quen với việc có bất cứ thứ mình muốn nên thấy cuộc sống của người lớn sao mà vất vả đến vậy. Cùng với tính cách lười biếng, cậu chỉ muốn ngồi hưởng thành quả, rất khó để sửa.
Có thể nói, nếu những gia đình không khá giả nuôi dạy con cái theo cách này, thực chất họ đang đẩy con mình vào ngõ cụt.
Nhiều người thắc mắc vậy đâu là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái trong một gia đình không giàu có là gì? Cha mẹ nên làm gì nếu con cái có cảm giác thiếu thốn vật chất và lòng tự trọng thấp?
Trên thực tế, nếu cha mẹ không thể đáp ứng nhu cầu vật chất cho con, chỉ cần nói thẳng cho con hiểu "điều này nằm ngoài khả năng của chúng ta". Cha mẹ cũng đừng quá lạm dụng việc nói "không" với con mọi thứ, cũng đừng để con mặc cảm với tâm lý "con không xứng đáng".
Bởi cảm giác thiếu thốn của trẻ thực chất xuất phát từ tâm lý "không xứng đáng". Cảm giác như bạn không xứng đáng với bất cứ điều gì dẫn đến lòng tự trọng thấp. Nuôi dạy con đúng cách là loại bỏ tâm lý này ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên chú ý hơn đến việc phát hiện những ưu điểm của con và khen ngợi con nhiều hơn. Nếu trẻ gặp khó khăn khi làm việc gì đó, cha mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ con, bằng cách này trẻ sẽ trở nên tự tin hơn.
Nếu trẻ có yêu cầu cao về vật chất mà cha mẹ không đáp ứng được, có thể trực tiếp giải thích bằng cách nói: "Cái này đắt quá, chúng ta không đủ tiền mua". Đồng thời, hướng dẫn trẻ phân biệt đâu là thứ cần thiết và đâu là thứ không cần thiết.
Hãy ghi nhớ nguyên tắc "không cho con những thứ vượt quá khả năng của bản thân", các bậc cha mẹ có thể tỉnh táo trong quá trình nuôi dạy con cái, tránh vượt quá giới hạn, nuông chiều con quá mức.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn