Với khối tài sản kếch xù, nữ đại gia quận 7 cũng không tiết kiệm gì trong khoản đầu tư cho con cái. Ai cũng nghĩ, làm con của nữ đại gia thật sự sung sướng, ngậm thìa vàng ngay từ khi mới chào đời. 3 cô con gái của Đoàn Di Băng cũng đã lớn, cao ráo, xinh đẹp, sống như các tiểu công chúa trong lâu đài.
Thế nên thông tin cô quyết định làm IVF để có thêm con khiến nhiều người không khỏi choáng váng. Nhưng với điều kiện kinh tế và khối tài sản khổng lồ, việc có thêm con cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Mới đây, bà mẹ 3 con bất ngờ chia sẻ về quá trình kích trứng, chuyển phôi do bác sĩ Cao Hữu Thịnh đảm nhận. Hành trình này nhiều nỗi đau, nước mắt nhưng cũng vô cùng hạnh phúc khi hiện tại cô đã chuyển 2 phôi thành công. Thế nhưng, nỗi buồn lại ập đến khi bác sĩ thông báo trong 2 phôi thì chỉ có 1 phôi thành công, còn phôi còn lại thất bại.
"Nay mình đi siêu âm xem thai đã vào tử cung hay chưa, đã có tim thai chưa, điều đó mới chứng tỏ được là thai của mình bắt đầu có sự sống. Đây là một cột mốc cực kỳ quan trọng. Tin vui của mình là con đã vào tổ an toàn, tim thai của con hiện tại được 140 rồi. Bé được 6 tuần tuổi, sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, có 1 tin không vui cho lắm, đó là Băng chỉ đậu có 1 thai thôi.
Đoàn Di Băng bị hỏng phôi
Thật sự mình mong 2 bé phôi đã đi cùng từ đầu cho đến chặng cuối cùng. 2 phôi của mình, 1 phôi loại 1, 1 phôi loại 3. Phôi loại 1 hoàn toàn bình thường, Băng cũng không muốn bỏ một cái phôi nào hết. Đến 9 tuần mình sẽ đi làm Nipt. Mặc dù đã làm sàng lọc trước đó rồi nhưng để chắc chắn thì mình sẽ tiếp tục làm Nipt cho yên tâm, xem con có khỏe mạnh không và cũng biết bé là trai hay gái.
Nhiều bạn thắc mắc Băng và anh Vũ mong con trai hay con gái, trời cho sao thì mình nhận vậy", Đoàn Di Băng chia sẻ.
Được biết, phôi bị hỏng của Đoàn Di Băng là phôi khảm. Phôi khảm được định nghĩa là những phôi có sự có mặt của hai hoặc nhiều dòng tế bào khác biệt về mặt di truyền ở trong cùng một phôi. Với sự phát triển của kỹ thuật phân tích di truyền tiền làm tổ, các nhà khoa học đã phát hiện tỷ lệ phôi khảm khá dao động, khoảng từ 2% đến 40% ở giai đoạn phôi nang phụ thuộc vào từng nhóm tuổi.
Về cơ bản, khảm nhiễm sắc thể xuất phát từ sai hỏng phân ly nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân sau thụ tinh qua nhiều cơ chế khác nhau. Nguồn gốc phôi khảm có thể có nguồn gốc từ bố, mẹ hoặc các yếu tố ngoại sinh khác.
- Nguồn gốc từ bố: Trung thể của tinh trùng có vai trò quan trọng trong lần phân bào đầu tiên. Những tổn thương ở trung thể tinh trùng có thể dẫn đến hiện tượng phôi khảm. Một số nghiên cứu cho thấy ở nam giới vô sinh có quá trình hình thành các dạng vi ống ở tinh trùng chậm hơn điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ quá trình tổng hợp và phân cắt tạo nên những phôi bất thường.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu hồi cứu cho thấy tỷ lệ xuất hiện phôi khảm cao hơn ở nam giới có số lượng tinh trùng thấp, nam giới thiểu tinh hoặc vô tinh.
- Nguồn gốc từ mẹ: Theo một số nghiên cứu, tuổi mẹ có thể ảnh hưởng đến chức năng ti thể và ảnh hưởng đến sự phân ly của nhiễm sắc thể. Trứng của phụ nữ lớn tuổi có thời gian tiếp xúc với các yếu tố ngoại sinh, các gốc chứa oxy hoạt tính (ROS) ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi.
Ngoài ra sự hiện diện của thoi vô sắc bất thường có thể tạo ra những sai sót ở lần phân chia đầu tiên ở những phụ nữ lớn tuổi, có thể dẫn đến việc tạo ra phôi khảm.
Trong việc sàng lọc phôi có những khó khăn và thách thức đối với chuyên gia. Có trường hợp phôi bất thường nặng không thể chuyển được bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về hướng xử lý hủy phôi.
Tuy nhiên có trường hợp phôi khảm, chuyển vào sẽ có những nguy cơ nhất định nhưng bỏ đi liệu có đang bỏ lỡ mất cơ hội của các cặp vợ chồng hiếm muộn hay không.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn