Công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả một cửa của UBND huyện Xuân Lộc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh tư liệu
Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa CECODES và UNDP tại Việt Nam từ năm 2009 cho tới nay cùng với sự hỗ trợ của nhiều đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu. PAPI cũng là chỉ số khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, dữ liệu khảo sát được thu thập thường niên.
Theo công bố, các tỉnh, thành dẫn đầu về chỉ số PAPI năm 2023 là: Thừa Thiên Huế (46,04 điểm) Thái Nguyên (45,78 điểm), Bắc Ninh (45,70 điểm), Sóc Trăng (45,61 điểm), Bạc Liêu (45,57 điểm), Ninh Thuận (45,50 điểm).
2 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt đạt 43,96 điểm (thuộc nhóm tỉnh, thành có Chỉ số PAPI cao nhất) và 41,77 điểm (thuộc nhóm tỉnh, thành có Chỉ số PAPI trung bình thấp). Tỉnh Đắk Nông đứng cuối bảng với 38,97 điểm. Đáng chú ý, 2 tỉnh có chỉ số PAPI cao ở các năm trước là Quảng Ninh và Bình Dương nhưng năm nay lại khuyết chỉ số đánh giá do kết quả khảo sát vượt giá trị sai số cho phép trong thống kê.
Năm 2023, chỉ số PAPI của Đồng Nai đạt gần 40 điểm, thuộc nhóm 14 tỉnh, thành có chỉ số PAPI thấp nhất. Năm 2023 cũng là năm Đồng Nai có chỉ số PAPI thấp nhất trong những năm trở lại đây, đồng thời chuyển từ nhóm tỉnh, thành có chỉ số PAPI trung bình thấp xuống nhóm thấp nhất. Cụ thể, năm 2022 Đồng Nai đạt 41,26 điểm, năm 2021 là 40.96 điểm, năm 2020 là 42,51 điểm.
Công Nghĩa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn