Ngày 27-11, tại hội thảo "Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT" do Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.
Hội thảo thu hút ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà giáo
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP, cho biết trong thời đại số với khối lượng thông tin khổng lồ, người học cần có khả năng phân tích hợp lý và tư duy phản biện để đánh giá thông tin hiệu quả. Trong đó, năng lực số là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp.
Theo ông Minh, một số kỹ năng số để học sinh trở thành công dân số toàn cầu, đó là năng lực tư duy thông tin và dữ liệu thể hiện qua khả năng tìm kiếm, hiểu và sử dụng thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả...
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng năng lực số là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số...
Khả năng sáng tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số: Sử dụng công cụ kỹ thuật số để tạo văn bản, hình ảnh, video và các loại nội dung khác...
TS Lê Văn Thiện, Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), cho rằng để phát triển năng lực số cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, nhà trường cần có chiến lược quản lý toàn diện, tập trung vào các yếu tố như: Xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh THPT. Mục tiêu hướng đến đầu tiên là giúp học sinh hiểu và sử dụng công nghệ số hiệu quả, đồng thời biết cách tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin từ môi trường số.
TS Lê Văn Thiện, Trường THPT Gia Định
Cùng với đó, học sinh cần được trang bị kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và sức khỏe tinh thần khi tiếp cận công nghệ. Đặc biệt, việc khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ để sáng tạo và giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ thúc đẩy tư duy phản biện và phát triển khả năng tự học, làm việc nhóm. Kế hoạch phát triển năng lực số bắt đầu từ việc tích hợp nội dung về công nghệ vào chương trình học, lồng ghép kiến thức số vào các môn học..
Theo ông Thiện, trường học cũng cần có các buổi học về an toàn số và chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp học sinh bảo vệ bản thân trước những rủi ro của môi trường số và biết cách quản lý thời gian sử dụng thiết bị.
Cuối cùng, việc đánh giá và cải tiến kế hoạch phát triển năng lực số qua các bài kiểm tra thực hành và ý kiến từ học sinh, phụ huynh sẽ giúp hoàn thiện quá trình này...
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM
Đặng Trinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn