Người thứ 5 là Thiền Sư Ô Sào. Trong “Tây Du Ký” Thiền Sư Ô Sào cũng bí ẩn như sư phụ Bồ Đề Tổ Sư của Tôn Ngộ Không vậy. Ngài xuất hiện rất ngắn, nhưng vừa diện kiến với Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Bát Giới đã lập tức nhìn rõ được mọi chuyện xảy ra trong quá khứ và tương lai trên hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.
Ảnh minh họa.
Tại hồi 19, Đường Tăng ngồi trên ngựa, dặn dò hai đồ đệ cẩn thận nhìn đường. Bát Giới cao hứng nói với Đường Tăng: “Không sao, núi này là núi Phù Đồ, trên núi có vị Thiền Sư Ô Sào đang tu hành, lão Trư đã từng biết ông ấy".
Điều này cho thấy danh tiếng của ngài đã vang xa khắp Tam giới khiến các thần tiên cũng biết. Trong hồi thứ 32, khi đến địa giới của núi Bình Đính, Đường Tăng căn dặn các đệ tử: “Trước mặt có núi cao, e rằng có hổ báo chặn đường đấy”.
Lúc này Ngộ Không dùng lời của Thiền Sư Ô Sào trấn an Đường Tăng: “Thầy còn nhớ câu trong tâm kinh của Thiền Sư Ô Sào có câu ‘Tâm không có vướng ngại, thì sẽ không lo ngại, không sợ hãi, rời xa mộng tưởng đảo điên’. Nhưng chỉ là: Quét sạch bẩn trong tâm, rửa sạch bụi bên tai. Không nhận điều đau khổ, khó làm bậc thượng nhân”.
Đây chính là những pháp ý mà Thiền Sư Ô Sào đã truyền cho thầy trò Đường Tăng để tu tâm, lĩnh hội trong suốt cuộc hành trình thỉnh kinh để thành chính quả. Mặc dù có pháp thuật cao nhưng ngài không hề phô trương chút nào. Thiền Sư Ô Sào có khả năng nhìn trước tương lai mạnh mẽ và khó có ai là đối thủ.
Người thứ tư là Bồ Đề Tổ Sư. Bồ Đề Tổ Sư không hề chịu sự quản lý của bất cứ ai nên không có ai biết rõ về ngài. Ngài chỉ đi du ngoạn khắp nơi và dạy một vài đệ tử trong thời gian rảnh rỗi.
Ngài cũng là người dạy Tôn Ngộ Không phép thuật và có thể nhìn rõ tương lai đệ tử sẽ gây họa cho Tam giới nhưng sau này tu luyện thành Phật. Từ sức mạnh của Tôn Ngộ Không và khả năng nhìn thấu tỏ tương lai, chúng ta có thể biết Bồ Đề Tổ Sư mạnh mẽ đến mức nào.
Tạo hình Thái Thượng Lão Quân trong phim "Tây Du Ký" phiên bản năm 1986.
Người thứ ba là Thái Thượng Lão Quân. Địa vị chính thức của Thái Thượng Lão Quân tuy không cao bằng Ngọc Hoàng nhưng mọi việc ông làm đều được giữ bí mật. Thái Thượng Lão Quân không quan tâm đến chức vụ mà chỉ tập trung luyện tiên đơn.
Ngài cũng là người tạo ra nhiều pháp khí có thể làm rung chuyển đất trời, thần tiên và yêu ma đều sợ hãi. Ngài cũng rất được Ngọc Hoàng coi trọng, điều này thể hiện địa vị của vị cao nhân này trong Tam giới.
Người thứ hai là Nguyên Thủy Thiên Tôn. Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là “Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn”, là vị tối cao trong Tam Thanh, cũng là vị Tôn Thần hạng nhất của Đạo Giáo. Theo “Lịch đại thần tiên thông giám” tôn xưng ngài là “Vị Tổ chủ trì cõi trời”.
Trong "Tây Du Ký", khi Tôn Ngộ Không vừa gặp Nguyên Thủy Thiên Tôn đã vội cúi đầu cung kính, thái độ này khác hoàn toàn với lúc gặp Ngọc Hoàng và Như Lai, điều này cũng cho thấy vị trí của ngài lớn như thế nào trong Tam giới.
Người cuối cùng là Bàn Cổ. Bàn Cổ với nhiều tên gọi khác như Bàn Cổ Đại đế, Bàn Cổ khai thiên hay Bàn Cổ thị thánh đế, được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ. Vì vậy Bàn Cổ không có thiên địch.
Năm người này tuy không có thiên địch nhưng họ luôn tuân thủ trách nhiệm của mình và sẽ không lợi dụng sức mạnh để làm bất cứ điều gì có hại cho thiên nhiên. Tại sao Phật và Ngọc Hoàng không có trong danh sách? Bởi vì cả hai đều là người đứng đầu hai đạo giáo và họ đều mong muốn có lợi ích phát triển đạo của mình lớn mạnh. Nếu muốn không có đối thủ, trước tiên họ phải đạt được mục tiêu không còn ham muốn hay có mục đích riêng.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn