Chuyên gia Dinh dưỡng và Tim mạch Hoàng Xuân (Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, rất nhiều người không hiểu hết vai trò của muối đối với sức khỏe con người. Một số người còn cho rằng muối chỉ đơn giản là một loại gia vị giúp món ăn ngon hơn.
Nhưng thực tế, muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu. Đồng thời có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Khi được cung cấp lượng muối phù hợp, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điều này cũng có nghĩa là ăn thừa hay thiếu muối đều không tốt cho sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1g muối có khoảng 400mg natri. WHO khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2g natri - tương đương với dưới 5g muối mỗi ngày. Còn mức natri tối thiểu cơ thể phải được cung cấp hằng ngày để đảm bảo hoạt động bình thường được ước lượng vào khoảng 200 - 500mg/ngày, tương đương 0,5 - 1,2g muối mỗi ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì đưa ra khuyến nghị thận trọng hơn là 1,5g natri mỗi ngày. Đặc biệt là giảm lượng muối đối với những người có nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao xuống dưới 1,2g natri một ngày.
Cần lưu ý rằng lượng muối tiêu thụ không chỉ được tính bằng muối ăn mà còn trong nhiều loại gia vị khác như hạt nêm, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm tép… Hoặc trong các thực phẩm chế biến sẵn và cả trong thực phẩm tự nhiên, nhất là đối với hải sản.
Tuy nhiên, chính WHO cũng đã chỉ ra rằng lượng muối trung bình mỗi người trên thế giới tiêu thụ đang là khoảng 10g mỗi ngày, tương đương 4g natri. Tức là gấp đôi lượng muối và lượng natri được khuyến nghị. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết.
Bác sĩ Hoàng cho biết, nếu như thiếu muối gây ra giảm natri máu, phù nề, tụt huyết áp, suy giảm chức năng hệ cơ thì thừa muối cũng mang đến nhiều tác hại khủng khiếp. Trong đó phải kể đến 8 nguy cơ sức khỏe sau đây:
Thừa muối làm tăng gánh nặng cho thận và dẫn đến tình trạng giữ nước quá mức. Từ đó làm suy yếu các mạch máu trong thận, lâu dần gây ra suy thận. Ăn thừa muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn kết hợp với chua cay.
Cơ thể cần nước để hoà tan muối. Do đó thừa muối sẽ khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng tới thể tích máu và nếu kéo dài huyết áp có thể tăng.
Đồng thời, việc ăn nhiều muối sẽ khiến hệ thống tim mạch và thận nhạy cảm hơn với chất Adrenaline, đây là chất gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Thói quen ăn thừa muối sẽ khiến cường độ làm việc của hệ thống tim mạch tăng lên, tăng áp lực thẩm thấu và thể tích máu. Từ đó dẫn đến sự suy giảm chức năng và gây ra các bệnh tim mạch. Chưa kể, bản thân việc tăng huyết áp do ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các biến chứng về tim mạch.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức. Nó thậm chí có thể gây ra chứng mất trí do bị “quá tải” natri.
Mặc dù không có mối liên quan trực tiếp, nhưng thực phẩm nhiều muối khiến bạn uống nhiều nước hơn, nhất là đồ uống có ga hoặc có đường. Điều này càng khiến lượng calo hấp thu sẽ tăng và bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì. Ngoài ra, do giữ nước, cơ thể bạn bắt đầu phù nề hoặc tăng cân nhanh hơn.
Có rất nhiều nghiên cứu về sự tác động của muối đến cấu trúc ADN. Viện Tim phổi và Huyết mạch Mỹ đã kết luận: cấu trúc ADN có nguy cơ bị phá hủy nếu cơ thể tích trữ quá nhiều muối.
Bạn có thể bị mất canxi trong xương nếu ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn tới chứng loãng xương sớm, đau nhức xương.
Ngoài việc kiểm soát lượng muối nạp vào mỗi ngày thì bác sĩ Hoàng cũng nhắc nhở chúng ta cần chú ý tới những dấu hiệu ăn thừa muối để điều chỉnh ngay lập tức. Bao gồm những bất thường trên cơ thể như:
Bác sĩ Hoàng giải thích, ăn thừa muối không chỉ làm tăng vị đắng trong miệng mà còn dẫn đến mất cân bằng nước trong cơ thể, thận không bài tiết được chất độc. Từ đó theo bản năng, cơ thể sẽ phát tín hiệu khô miệng và khát nước liên tục. Việc dư thừa natri cũng khiến cơ thể phải bổ sung nhiều nước hơn để đào thải nó ra ngoài nhanh hơn.
Ảnh minh họa
Cơ thể đột bị sưng, phù nề bất thường, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy rất có thể là do ăn thừa muối. Tình trạng này thường rõ rệt nhất ở bàn chân và bắp chân, bàn tay, bọng mắt...
Quá nhiều natri từ muối đi vào cơ thể sẽ làm gia tăng khối lượng máu, từ đó gây ra giãn nở tĩnh mạch và tăng cao nguy cơ mắc bệnh về huyết áp. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau đầu dữ dội, ảnh hưởng tới sinh hoạt trong ngày.
Ngoài ra, bác sĩ Hoàng nhắc nhở rằng ăn nhiều muối còn gây đau xương, loãng xương, đau răng bất thường. Bởi vì khi đó, thận sẽ không thể đào thải được hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi.
Khi ăn quá nhiều muối, dạ dày của bạn sẽ bị sưng, tích nước hoặc tăng co thắt. Điều này khiến bạn luôn có cảm giác đầy hơi, tức bụng dù không ăn quá no.
Tích tụ natri trong cơ thể có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong quá trình bài tiết. Dễ nhận biết nhất là những thay đổi khi tiểu tiện.
Cụ thể, do thận phải hoạt động nhiều để đào thải muối ra khỏi cơ thể nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Màu nước tiểu cũng bắt đầu thay đổi vì dư thừa natri sẽ gây ra tình trạng mất nước, nếu không được cung cấp nước kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm.
Khi có quá nhiều natri, bạn sẽ rơi vào tình trạng giữ lại quá nhiều nước trong cơ thể và bị tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng tăng cân hay phù nề do ăn thừa muối có thể tự thuyên giảm hoặc biến mất sau khoảng một đến 3 ngày. Bởi vì cơ thể sẽ tìm cách bài tiết lượng natri dư thừa, điều chỉnh trạng thái tích nước. Lúc này, cân nặng của bạn sẽ lại giảm đi.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cân nặng của mình không ổn định, lên xuống thất thường trong thời gian ngắn thì tốt nhất hãy giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn